Có nên chữa nám và tàn nhang ở thẩm mỹ viện?

Để trẻ hóa da, các thẩm mỹ viện dùng tia laser kích thích cơ thể tăng sinh collagen và elastin dưới da, giúp cho da mịn màng tươi trẻ. Tuy nhiên, nhiều khách hàng khi xóa xăm đã không đạt được kết quả như ý.

Tiến sĩ Trần Thị Anh Tú, công tác tại Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế, hội viên Hội laser ngoại khoa Hoa Kỳ giải thích: “Đúng ra khi xoá xăm nên dùng laser Q-Switched Nd-YAG, vì tia laser YAG chỉ tác động phân huỷ màu mực xăm phù hợp bước sóng 1.064nm của tia. Nhưng vì lý do nào đó mà có người vẫn dùng laser CO2! Mô đích của laser CO2 là nước nên khi xoá xăm tia này sẽ huỷ luôn phần da (có chứa nước) nên gây sẹo”.
Làm đẹp bằng laser
Collagen là chất tạo keo chiếm 75% cấu tạo da, elastin là chất giúp da đàn hồi. Sự có mặt của hai chất này giúp cho da mịn màng, mượt mà nhưng điều đáng buồn là sau 30 tuổi, mỗi năm có 1% collagen, elastin mất đi, khiến mặt chúng ta có nếp nhăn. Để lấy lại vẻ trẻ trung, người ta có nhiều cách mài da, lột mặt, đưa vitamin C vào dưới da, căng da.
Hiện nay tại một số nước tiên tiến trong đó có Việt Nam không còn dùng đến dao kéo mà nhờ vào tia laser. Dịch vụ này tại Việt Nam đang phát triển và quảng cáo rầm rộ… Nhưng nếu khách hàng không tự trang bị cho mình một số vốn kiến thức nhất định về kỹ thuật cao này thì cũng dễ rơi vào tình trạng “tiền mất, sẹo mang” như xoá xăm.
Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng, Bệnh viện Da liễu TP.HCM khuyến cáo: “Làm trẻ da bằng laser phải thực hiện nhiều lần mới có kết quả nhưng sự trẻ hoá này cũng chỉ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Sau đó sẽ thấy già hơn, nhăn hơn vì đây là điều tất yếu theo quy luật thời gian. Nếu muốn trẻ phải tiếp tục dùng tia laser”.
Vài nét về laser
Theo tiến sĩ Trần Thị Anh Tú, laser là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation, có nghĩa là sự khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức.
Máy laser dễ hỏng
Theo một số các thẩm mỹ viện có trang bị máy laser thì máy này dễ hỏng hóc nhất là các bộ phận điện tử, các thấu kính laser… do khí hậu Việt Nam ẩm, nhiều bụi… Việc sửa chữa phải mời chuyên gia nước ngoài vừa tốn kém vừa mất nhiều thời gian.
Theo thống kê của Mỹ thì tai nạn gây ra chủ yếu khi sử dụng laser là vấn đề tổn thương mắt (chiếm đến 70%), và tổn thương da (11%). Do đó đối với sử dụng laser, bảo vệ mắt và da là vấn đề hàng đầu. 
Tia laser giống như tia sáng của ngọn lửa, của bóng đèn dây tóc… không bị ion hoá nên không nguy hại cho sức khoẻ; trong khi các tia X, tia Gamma… thuộc dạng phóng xạ ion hoá, khi tiếp xúc thường xuyên có thể gây đột biến tế bào, nguy hiểm cho cơ thể. Có thể hiểu laser là loại tia sáng mang năng lượng cao, khi tác động vào cơ thể nó sẽ có tác động tức thời mà không hề gây di chứng hậu quả lâu dài.
Thiết bị laser có nhiều loại ứng với từng bước sóng và công dụng khác nhau. Loại laser Q-Switched Nd-YAG 1.064nm xoá bớt đen, xoá xăm; loại laser 1.320nm phù hợp trị mụn trứng cá, xoá sẹo mụn… đặc biệt là ứng dụng mới trong việc căng da mặt, trẻ hoá da.
Hiệu quả tuỳ máy
Cũng là máy laser, nhưng chất lượng các máy khác nhau. Loại máy laser không phù hợp sẽ cho hiệu quả điều trị thấp, thậm chí hư da. Theo thông tin từ công ty Astraco Metro, đại lý phân phối các sản phẩm thiết bị laser cho biết, thế hệ Gentle YAG bước sóng 1064 nm do hãng Candela sản xuất đã được Cơ quan thực dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt cho chữa trị các loại da kể cả da sậm màu.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger
zalo