Có nên nặn mụn đầu đen không ?

Mụn đầu đen là một nỗi ám ảnh đối với chị em phụ nữ chúng ta, nhất là ở độ tuổi vị thành niên. Mụn đầu đen tuy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm mất thẩm mỹ khuôn mặt. Khi bị mụn đầu đen chúng ta thường sờ mó và nặn mụn, nhằm loại bỏ đi những nốt mụn đầu đen đáng ghét. Nhưng nếu nặn không đúng cách không những mụn sẽ không thuyên giảm mà còn nghiêm trọng hơn nữa. Vậy có nên nặn mụn đầu đen hay không? nặn như thế nào mới đúng cách? Tất cả có trong bài viết dưới đây, xin mời bạn đọc cùng tham khảo.

Những vị trí hay xuất hiện mụn đầu đen nhất

Mụn đầu đen thuộc dạng mụn trứng cá hở, nó được hình thành bởi sự tích tụ bã nhờn và chất sừng trong lỗ nang lông. Gây nên tình trạng tắt nghẽn lỗ chân lông. Khi tiếp xúc với không khí kết hợp với sự tác động ánh nắng mặt trời gây nên hiện tượng oxy hóa và tăng sắc tố tạo thành mụn đầu đen.

Mụn đầu đen rất dễ gặp ở những người có làn da dầu nhờn, hay xuất hiện ở mũi, trán và hai bên cằm. Vì đây là những nơi có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Đặc điểm của mụn đầu đen là các chấm đen li ti trong lỗ chân lông, nổi sần sùi lên trên bề mặt da tạo cảm giác rất khí chịu và gây mất thẩm mỹ cao. Vì vậy, mụn đầu đen khiến nhiều người mất tự tin và cảm thấy khó chịu.

Có nên nặn mụn đầu đen không?

Mụn đầu đen thực chất là do chất sừng trên da kết hợp với bã nhờn làm lỗ chân lông bị bít tắc và hình thành nên những nốt mụn. Những mụn này nhân hở trên bề mặt da, khi tiếp xúc với bên ngoài thì bị oxy hóa thành màu đen. Mụn đầu đen thường xuất hiện nhiều nhất ở vùng chữ T đó là mũi, có thể ở hai má, trán và cằm. Mụn đầu đen tuy không gây viêm nhưng lại khiến làn da mất đi vẻ mịn màng và tươi sáng khiến nhiều bạn gái rất khó chịu.

Việc nặn mụn đầu đen không những không giúp làm giảm mụn mà còn có thể khiến tình trạng mụn của chúng ta càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì khi nặn mụn, vi khuẩn ở tay hoặc dụng cụ nặn mụn có thể lây lan sang da và thâm nhập vào lỗ chân lông. Gây viêm nhiễm và phát triển thành mụn mủ và sưng tấy khó chữa trị hơn. Đồng thời, việc nặn mụn đầu đen còn làm tăng nguy cơ viêm da. Khiến các đám mụn khác như mụn mủ, mụn bọc, mụn viêm đỏ phát triển và để lại nhiều vết sẹo và vết thâm, gây mất thẩm mỹ cho làn da vô cùng.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn nặn mụn đầu đen thường xuyên không đúng cách

Mụn đầu đen thường khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và tìm cách loại bỏ. Tuy nhiên, nếu loại bỏ không đúng cách sẽ khiến những nốt mụn nghiêm trọng hơn. Sử dụng tay hoặc dụng cụ cậy, nặn, bóp mụn không vệ sinh khiến mụn bị sưng, mụn lâu khỏi và dễ để lại sẹo thâm, sẹo mụn trên da. Nặn mụn không đúng cách gây viêm da có thể khiến mụn mọc nhiều thêm.

Làm thế nào để loại bỏ mụn đầu đen mà không cần nặn?

Để trị mụn đầu đen hiệu quả, mà không cần nặn mụn mỗi chúng ta cần áp dụng những phương pháp điều trị khoa học có tính an toàn cao.

– Liệu trình chăm sóc da mụn chuẩn Y khoa: Đây được xem là một liệu trình chăm sóc da mụn và lấy nhân mụn chuyên nghiệp. Điều trị mụn đầu đen ở mũi và má bằng phương pháp lăn kim siêu vi.

Ngoài ra chúng ta nên thực hiện theo một số nguyên tắc dưới đây:

 

– Chọn loại sữa rửa mặt trị mụn đầu đen phù hợp với làn da. Đặc biệt là những sản phẩm có chứa thành phần acid salycilic để kháng khuẩn, loại bỏ bụi bẩn, tế bào da chết và chất dầu nhờn trên da, ngăn ngừa mụn phát triển.

– Rửa mặt ít nhất 2 lần mỗi ngày với sữa rửa mặt để giữ da luôn sạch sẽ và khô thoáng.

– Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, bổ sung rau củ quả vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày, đồng thời uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể và loại bỏ độc tố trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng.

– Xông hơi trị mụn đầu đen hoặc đắp mặt nạ trị mụn đầu đen để lấy đi những đầu mụn dễ dàng mà không cần phải nặn mụn.

Qua những chia sẻ trên đây, chúng tôi mong rằng mọi người sẽ trang bị cho mình thêm những kiến thức về làm đẹp. Có nên nặn mụn hay không? Nặn mụn thế nào cho đúng cách. Đồng thời, chúng ta có thể tự tìm cho mình một phương pháp trị mụn đầu đen hiệu quả nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger
zalo