Tàn nhang nám da là gì? Làm sao để hết tàn nhang nám da? Là điều mà nhiều chị em thắc mắc bởi không ít người đã áp dụng đủ cách mà chúng chẳng chịu ” buông tha”. Để điều trị tàn nhang nám da hiệu quả bạn cần xác định chính xác nguyên nhân, áp dụng đúng phương pháp chữa trị.
Tàn nhang nám da là gì?
Tàn nhang và nám da đều là vấn đề về da, hình thành do cơ chế sự tăng hắc tố melanin quá mức. Melanin là sắc tố quy đinh màu da, có tác dụng bảo vệ da khỏi các tác động nên ngoài. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà thường gặp nhất là khi tiếp xúc với cường độ ánh nắng mặt trời quá mức, thì các sắc tố này tập trung lại 1 chỗ hòng bảo vệ da. Từ đó, bạn có thể nhận thấy vùng da này sậm màu hơn các vùng da xung quanh do bị tổn thương, gọi là tàn nhanh hay nám da.
Tàn nhang là gì?
Là những đốm nâu, đen,…có kích thước nhỏ, trung bình khoảng 1-2mm. Mọc không đối xứng. Thường xuất hiện ở người da trắng, tóc sáng màu. Chúng sinh sôi mãnh liệt vào mùa hè và có xu hướng nhạt dần và mất hẳn và có xu hướng mất dần vào mùa đông lạnh giá.
Đặc điểm nhận dạng: Là những chấm nhỏ, xuất hiện trên mặt, lưng, cổ ở vị trí không đối xứng. Thường do di truyền hoặc ánh nắng mặt trời gây ra.
Nám da là gì?
Xuất hiện thành từng mảng có màu nâu, xám hay đen; chia thành nám đốm và nám mảng. Chúng có kích thước lớn hơn tàn nhang và tăng trưởng theo thời gian. Gặp phải nhiều nhất ở phụ nữ sau khi sinh và lứa tuổi ngoài 30 do có những biến đổi về sinh lý.
Đặc điểm nhận dạng: Xuất hiện đối xứng trên khuôn mặt. Thường do yếu tố lão hóa hoặc rối loạn nội tiết tố gây nên.
Nguyên nhân gây tàn nhang nám da
Cơ chế hình thành tàn nhang nám da là do sự tăng sắc tố melanin quá mức như đã nói ở trên. Có nhiều tác nhân khiến quá trình này diễn ra mạnh mẽ:
1. Rối loạn sắc tố da
Thường xảy ra khi lượng hắc tố tăng hoặc giảm, tùy thuộc trong quá trình biến đổi sinh hóa của chất amin-tyro-sine trong máu. Đây cũng là nguyên nhân gây nên nám và tàn nhang. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt lúc nắng gắt, lượng amin – tyro-sine tăng lên, để lại những mảng da mang sắc tố sẫm (nám). Da bạn sẽ trở nên thô sần, xuất hiện nhiều mảng sạm. Chúng sẽ nhạt dần khi bạn có phương pháp chăm sóc da thích hợp, điều chỉnh sự điều tiết dầu và hô hấp của da.
2. Rối loạn nội tiết
Tình trạng rối loạn nội tiết có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào, ngay trong chu kỳ kinh nguyệt hay ở thời kỳ mãn kinh, stress kéo dài hoặc trong thời kỳ mang thai. Uống thuốc tránh thai và thuốc kháng sinh lâu ngày cũng sẽ gây ra những vết sẫm màu trên cơ thể. Nám xuất hiện nhiều ở chị em có gia đình trong khi tàn nhang xuất hiện ở các bạn gái trẻ do sự thay đổi hoóc môn theo từng chu kỳ. Nám và tàn nhang sẽ tăng khi bạn tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
3. Lạm dụng mỹ phẩm
Thường xảy ra với phụ nữ có thói quen sử dụng các loại mỹ phẩm có tác dụng làm trắng nhanh, mỹ phẩm tự pha chế hay không rõ nguồn gốc xuất xứ. Da bạn sẽ trắng nhanh nhưng sau đó da trở nên yếu ớt, dễ bị bào mòn, khi tiếp xúc với ánh nắng, môi trường bên ngoài rất dễ bị nám, nhất là các trường hợp lột, mài mòn da mặt
4. Nám da do yếu tố tâm lý
Một số yếu tố tâm lý đẩy nhanh tình trạng lão hóa da và “góp sức” làm tàn nhang nám da tấn công dễ dàng. Trạng thái lo âu, buồn rầu, căng thẳng thần kinh trong thời gian dài, mất ngủ, stress kéo dài,… có thể gây ra tình trạng này.
Cách điều trị tàn nhang nám da hiện nay
Để điều trị tàn nhang và nám da triệt để cần kết hợp 3 yếu tố:
+ Loại bỏ nguyên nhân.
+ Áp dụng đúng phương pháp.
+ Kết hợp chữa tàn nhang, nám da cả bên ngoài lẫn bên trong.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị cụ thể và phù hợp nhất, có thể: trị tàn nhang nám da từ thiên nhiên, dùng kem đặc trị, thực phẩm chức năng, áp dụng công nghệ cao,…
Ngoài ra, để việc chữa trị mang lại kết quả nhanh chóng bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
– Đầu tiên phải kể đến, đó là việc nên tránh nắng, bảo vệ da dưới tác động trực tiếp với ánh nắng mặt trời.Việc chống nắng tích cực có thể giúp chị em hạn chế sự phát triển của bệnh, làm nhạt màu vết nám và ngăn ngừa tái phát sau khi việc trị nám đã mang lại kết quả khả quan. Cần giới hạn tối đa việc ra nắng, nhất là thời điểm có cường độ tia cực tím cao (từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều). Trường hợp bắt buộc phải ra nắng, nên che kín mặt bằng khăn, nón rộng vành hoặc thoa thuốc có chỉ số chống nắng (SPF) từ 15 đến 30.
Nên tránh nắng, bảo vệ da dưới tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời
– Ngoài ra bạn nên hạn chế thức khuya; ăn ngủ điều độ và ăn nhiều rau – trái cây tươi. Bệnh nhân không cần kiêng khem gì, những thức ăn làm đẹp da và đủ dinh dưỡng cho cơ thể đều cần thiết cho bệnh nhân. Tuy nhiên cần chú ý bổ sung nguồn thực phẩm cung cấp các chất chống lại gốc tự do như vitamin C (có nhiều trong cam, chanh…), beta carotene (có nhiều trong gấc, đu đủ, củ cải đỏ…), vitamin E (giá, đậu…) selenium.
– Khi sử dụng sản phẩm chú ý đến thành phần như acid azelaic, licorice, beta carotene, acid kojic, acid ascorbic (vitamin C) là những hóa chất có hiệu quả làm mờ vết nám và dùng lâu ngày mà không gây hại cho da. Các loại thuốc này nên dùng vào ban đêm.
– Tuyệt đối không dùng kem trị nám có chất corticoid bán ngoài chợ hoặc tới một số thẩm mỹ viện không đủ chức năng. Bôi kem hoặc thuốc có chất corticoid có thể giúp nám mờ nhanh nhưng sau đó nám sẽ mau chóng xuất hiện trở lại nhiều hơn và dễ gây tác dụng phụ do corticoid như nổi mụn nhiều, da bị nhờn, bị đỏ, ngứa ngáy, rất khó chịu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!